CRM
01/11/20192071 Lượt xem
CRM
01/11/20192071 Lượt xem
Abraham Maslow (1908 - 1970), là một nhà tâm lý học người Mỹ, là cha đẻ của ngành tâm lý học nhân văn, người lập nên tháp nhu cầu Maslow. Tuy ra đời từ lâu nhưng hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là việc áp dụng tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh. Đây được coi là kim chỉ nam trong lĩnh vực khám phá tâm lý khách hàng.
Mục lục
Đầu tiên, người làm kinh doanh cần hiểu được định nghĩa tháp nhu cầu Maslow. Tháp nhu cầu Maslow là một mô hình tâm lý học gồm 5 tầng khái quát các nhu cầu của con người bao gồm: sinh học, an toàn, xã hội, sự kính trọng và thể hiện bản thân. Trong đó, sinh học, an toàn, xã hội, sự kính trọng được gọi là nhu cầu thiếu (nhu cầu Deficiency), nhu cầu thể hiện bản thân được gọi là nhu cầu tăng trưởng (nhu cầu Being).
Nhà tâm lý học Maslow - người xây dựng và phát triển tháp nhu cầu
Thứ tự của nhu cầu có thể sắp xếp linh hoạt tùy theo những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Do đó, để áp dụng tháp nhu cầu maslow trong kinh doanh, chúng ta không nên sắp xếp nhu cầu theo đơn hướng mà có thể chuyển đổi linh hoạt vị trí các nhu cầu.
Mô hình tháp nhu cầu Maslow
Nhu cầu sinh học là nền tảng cơ bản của con người bao gồm: không khí, thức ăn, nước, ánh sáng, nơi ở… Tương ứng với bậc 1 tháp nhu cầu của maslow trong du lịch là những hình thức kinh doanh phục vụ việc lưu trú, ăn uống như nhà hàng, khách sạn… Ví dụ bạn mở một nhà hàng thì để đáp ứng được nhu cầu số 1 bạn cần cung cấp đồ ăn, nước uống, phục vụ nhanh chóng, đúng yêu cầu.
Được đánh giá là cao hơn nhu cầu sinh học, bao gồm nhu cầu về bảo vệ sự an toàn của bản thân trước những mối nguy hiểm, sự đe dọa về vật chất lẫn tinh thần. Từ tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh bậc 2, những công ty bảo hiểm nhân thọ, dịch vụ chăm sóc sức khỏe - y tế hay những dịch vụ an ninh ra đời. Doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm hay dịch vụ không có đặc thù trên thì họ đảm bảo sự an toàn cho khách hàng bằng cách thực hiện đúng những nội dung đã cam kết một cách nhất quán, xuyên suốt.
Nhu cầu xã hội của con người hiện nay được đa dạng hóa dưới nhiều hình thức, phổ biến nhất là các trang mạng xã hội
Hai nhu cầu trước là nhu cầu về sự sống và thể chất, nhu cầu xã hội là một bước phát triển cao hơn, nhu cầu về tinh thần. Đó là nhu cầu về sự tin tưởng, thân thiết, gắn bó giữa những cá nhân với cá nhân hay cá nhân với cộng đồng hoặc giữa những cộng đồng với nhau. Trong thời đại công nghệ số, ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh nổi bật nhất chính là các mạng xã hội đang được sử dụng rộng rãi.
Xem thêm:
Khách hàng mục tiêu là gì? cách xác định khách hàng mục tiêu
Nắm bắt tâm lý khách hàng: kỹ năng cần có trong kinh doanh
Nhu cầu về sự kính trọng còn được gọi là nhu cầu về sự thừa nhận, phản ánh nhu cầu bản ngã của mỗi cá nhân thể hiện mong muốn được thừa nhận, tôn trọng. Những công ty đã ứng dụng tháp nhu cầu Maslow bằng cách cung cấp những sản phẩm đắt tiền, độc đáo, có tính thời thượng và thể hiện đẳng cấp. Ví dụ điển hình là các thương hiệu điện thoại như Apple, Samsung hay các hãng xe hơi như Mercedes, Audi, Aston Martin, Lamborghini và Maybach.
Nhu cầu thể hiện bản thân bộc lộ khao khát được trở thành mọi thứ mà người ta có khả năng trở thành
Là bậc cao nhất trong 5 tầng của tháp Maslow, nhu cầu thể hiện bản thân thể hiện mong muốn được tự khẳng định mình, theo đuổi sự tự nhận thức, thực hiện tiềm năng của bạn, tìm kiếm sự phát triển cá nhân và trải nghiệm đỉnh cao. Các doanh nghiệp cũng tìm hiểu và căn cứ vào insight của khách hàng để thiết kế thông điệp hiệu quả, từ đó thu hút sự quan tâm và thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Nếu các công ty du lịch tìm hiểu và đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu cơ bản của du khách thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty. Dưới đây phân tích tháp nhu cầu maslow trong kinh doanh dành cho các công ty du lịch.
Để du khách có điều kiện tập trung tận hưởng chuyến du lịch, việc thỏa mãn các nhu cầu sinh học cơ bản là rất quan trọng. Để đáp ứng được những nhu cầu này, các công ty cung cấp dịch vụ du lịch cần tự hỏi:
Chuyến đi có thoải mái không?
Dịch vụ vận chuyển có tốt không?
Phương tiện di chuyển có khiến du khách hài lòng không?
Khách hàng ngủ có ngon không?
Các phòng nghỉ có đủ thoáng và cách âm tốt không?
Bữa ăn có đáp ứng về chất lượng và số lượng thực phẩm không?
Du lịch là ngành nên áp dụng tháp nhu cầu Maslow vào kinh doanh
Đừng coi thường tầm quan trọng của việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản này bởi đây là những lý do chính khiến bạn sẽ nhận được những phản hồi tốt hoặc không tốt của khách hàng về dịch vụ công ty mình cung cấp.
Trong kinh doanh du lịch, tương ứng với mức 2 của mô hình tháp nhu cầu Maslow chính là sự phải đảm bảo tính cam kết và bền vững – làm đúng và nhất quán những điều mà doanh nghiệp đã cam kết với du khách.… An toàn thực sự rất quan trọng, nếu du khách cảm thấy bị “đe dọa” ở bất kỳ điểm đến hay dịch vụ nào trong tour cùng đều đem lại sự không thoải mái cho cả du khách và đơn vị cung cấp tour. Cho nên, nếu các công ty du lịch đáp ứng tốt nhu cầu này bằng những dịch vụ chất lượng và phù hợp với từng đối tượng khách sẽ khiến khách hàng cảm thấy yên tâm và hài lòng hơn.
Việc thỏa mãn nhu cầu này của du khách gắn liền với việc mang lại các giá trị hữu hình mà có thể đo lường được thông qua mức độ tin tưởng độ an toàn của các tour, chẳng hạn:
Khách hàng có được mua bảo hiểm không?
Các địa điểm du lịch có an toàn không (nhất là các địa điểm trải nghiệm mạo hiểm và hoang dã)?
Phương tiện di chuyển có an toàn không?
Địa điểm ăn uống có đảm bảo chất lượng vệ sinh không?
Nhân viên hướng dẫn có thể xử lý các tình huống phát sinh không?...
Xem ngay:
7 Bước xây dựng chiến lược bán hàng bất bại
Phần mềm CRM du lịch tối ưu bán hàng như thế nào?
Bất kỳ du khách nào cũng mong muốn có một chuyến du lịch thành công với những trải nghiệm mới nhằm thỏa mãn các nhu cầu về xã hội. Việc thỏa mãn nhu cầu này của khách du lịch ở cấp độ này gắn liền với những giá trị vô hình về tinh thần và sự đảm bảo tính cá nhân hóa. Trong trường hợp này, một số câu hỏi mà bạn phải tự vấn là:
Bầu không khí của chuyến đi sẽ như thế nào? Thân thiện hay khó chịu?
Các du khách có hưởng ứng các hoạt động team building không?
Các hoạt động giao lưu với người bản địa có thú vị không?
Hành trình khám phá và học hỏi về văn hóa, giáo dục có khiến du khách cảm thấy thích thú không?
Có duy trì được không khí vui vẻ, thoải mái và sôi động suốt chuyến đi hay không?
Nhân viên hướng dẫn có nhiệt tình, hòa đồng và xông xáo không?
Có cách nào giúp nâng cao trải nghiệm chung của khách hàng không?
Nếu có quá nhiều câu trả lời “không” cho những câu hỏi trên thì doanh nghiệp cần hành động càng sớm càng tốt nếu không muốn nhận những phản hồi tiêu cực từ khách hàng.
Tương ứng với mức 4 của tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh, các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch sẽ phải đem lại cho du khách cảm giác được trân trọng trong suất hành trình du lịch, chẳng hạn: được giải đáp thắc mắc từ hướng dẫn viên và dân bản địa, sự tôn trọng từ người cùng đoàn, sự tri ân, cảm ơn từ nhà cung cấp dịch vụ sau chuyến đi, được tạo điều kiện kết nối với các thương hiệu liên kết… Hãy nhớ, chỉ khi khách hàng cảm thấy được tôn trọng và yêu quý thì họ mới yêu quý và tôn trọng lại doanh nghiệp.
Sự tôn trọng sẽ quyết định khách hàng có tiếp tục sử dụng dịch vụ của bạn hay không
Ở tầng này, một lần nữa doanh nghiệp phải tự vấn:
Du khách cảm thấy thế nào trong chuyển đi? Được tôn trọng và thấu hiểu hay coi thường, xúc phạm?
Du khách có hài lòng về các dịch vụ, sản phẩm cũng như các hoạt động được cung cấp trong chuyến đi không?
Công ty có chương trình chúc mừng du khách có sinh nhật trong chuyến đi không?
Công ty có chương trình tri ân khách hàng thân thiết không?
Đây là cấp độ cao nhất của mô hình tháp nhu cầu maslow và cũng là mức độ mà bất kỳ công ty cung cấp dịch vụ du lịch nào cũng muốn hoàn thành để đem đến cho khách hàng của mình những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Thông qua các hoạt động du lịch, khách du lịch có nhu cầu hoàn thiện bản thân và đóng góp công sức để khiến chuyến đi cũng như xã hội, cộng đồng được tốt đẹp hơn. Đối với nhiều du khách, đi du lịch không chỉ là đi nghỉ dưỡng hay khám phá, trải nghiệm những điều mới, mà còn là để khám phá bản thân và truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Và việc doanh nghiệp là cung cấp cho du khách phương tiện để tự do thể hiện những điều đó.
Nếu vận dụng tháp nhu cầu Maslow chính xác, đầy đủ trong hoạt động marketing doanh nghiệp sẽ nhận được những kết quả tốt, giành được chỗ đứng vững chắc trong tâm trí khách hàng và trên thị trường. Trên đây là những kiến thức và ứng dụng cơ bản của tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh, hy vọng có thể giúp ích cho các bạn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
NHẬN TƯ VẤN AZ TRAVEL 3 IN 1 MIỄN PHÍ
Viết yêu cầu
Họ và tên
Số điện thoại
Có thể bạn quan tâm:
BÌNH LUẬN
Có 0 bình luận
Viết bình luận
Họ và tên
CRM
PHẦN MỀM CRM LÀ GÌ? TẠI SAO CRM LÀ PHẦN MỀM CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG ƯU VIỆT NHẤT HIỆN NAY
06/11/2019405 Lượt xem
Giải pháp toàn phần cho doanh nghiệp Du Lịch
Đăng ký nhận File Excel quản lý thông tin khách hàng Du Lịch
Bài viết liên quan
CRM
06/11/20193350 Lượt xem
CRM
06/11/2019405 Lượt xem
CRM
13/12/20192452 Lượt xem
CRM
06/01/2020769 Lượt xem